Uống nước cam thảo có tác dụng gì?
Uống nước cam thảo có tác dụng gì? Cam thảo có thật sự tốt cho sức khỏe hay không? Bài viết này sẽ cho bạn biết cách dùng cam thảo sao cho đúng, tốt cho sức khỏe và chữa bệnh cho cơ thể.
Cam thảo là gì?
Cam thảo là loài thực vật thuộc họ đậu Fabaceae, có hoa và tên khoa học của nó là Glycyrrhiza glabra. Có 2 loại cam thảo phổ biến ở Việt Nam là cam thảo Bắc và cam thảo Nam (cam thảo đất).
Nguồn gốc
Cam thảo xuất hiện ở khu vực Nam Âu và được sử dụng nhiều để làm bánh kẹo. Hiện tại, cam thảo được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Ý, Azerbaijan, Uzbekistan,…
Đặc điểm
Cây cam thảo trưởng thành cao đến 2m, phần lá thuôn dài từ 5 – 10m, hoa màu tím nhạt và mọc thành cụm. Phần quả nhỏ, dài từ 3 – 4cm.
Phần rễ cây cam thảo được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp dược phẩm và trong các vị thuốc Đông y bởi dược tính cao. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, loại dược liệu này có vị ngọt gấp 30 lần so với những loài thực vật khác.
Thời điểm thu hoạch cam thảo là từ 2 – 4 trồng, ở điều kiện có ánh sáng mặt trời đầy đủ, độ ẩm thích hợp thì cây sẽ phát triển được tốt hơn.
Uống nước cam thảo có tác dụng gì?
Nghe đến vị thuốc Đông y này đã lâu nhưng nhiều người vẫn còn đang thắc mắc cam thảo có lợi ích gì? Hãy để Phương Thị giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé:
Công dụng của cam thảo chống ung thư
Trong cam thảo có một số chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp cho cơ thể phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Hoạt chất trong rễ thảo dược còn giúp làm chậm quá trình phát triển tế bào ung thư.
Công dụng của cam thảo Hỗ trợ da
Trong phần rễ của cây cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất, một phần trong số đó có tác dụng kháng vi-rút, kháng khuẩn rất hiệu quả.
Chiết xuất từ rễ cam thảo được dùng để điều trị nhiều loại bệnh về da như: chàm, mụn trứng cá.
Trị viêm loét dạ dày
Chiết xuất rễ cam thảo kết hợp glycyrrhizin có tác dụng làm giảm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng chiết xuất cam thảo 200mg/mỗi trọng lượng của cơ thể có khả năng chống lại những vết loét tốt hơn, tình trạng viêm loét của bạn sẽ được giảm đáng kể nếu sử dụng thường xuyên và đúng liều.
Bảo vệ khỏi sâu răng
Bởi đặc tính kháng viêm nên cam thảo còn giúp bảo vệ răng miệng. Giúp người dùng hạn chế được tình trạng sâu răng hay các bệnh liên quan đến răng miệng.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Tiểu đường có uống được cam thảo không? Trong cam thảo có vị ngọt nên có nhiều người lo ngại khi sử dụng dành cho những bệnh nhân tiểu đường. Nhưng theo một công trình nghiên cứu được đăng tải trên báo National Academy of Sciences chỉ ra rằng, trong phần rễ của cam thảo có chất kháng đái tháo đường.
Ngoài ra, cam thảo còn có một số tác dụng như: Chữa tiêu chảy, đau bụng, giảm mỡ trong máu, giải độc cho cơ thể, bảo vệ gan, long đờm, giảm ho, sốt, lợi tiểu,…
Lưu ý khi sử dụng cam thảo
Bên cạnh những lợi ích của cam thảo đối với sức khỏe thì sẽ có một số tác hại mang lại nếu bạn sử dụng sai liều lượng. Hãy ghi chú một số lưu ý sau đây khi sử dụng cam thảo nhé:
Tại sao không dùng cam thảo cho người bị phù thũng
Trong cam thảo có một lượng độc tố rất thấp, tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây nên bệnh tăng huyết áp và phù thũng, nước đọng trong cơ thể, bên cạnh đó cam thảo còn khiến cho người dùng bị đầy bụng. Vì thế người đã và đang bị bệnh phù thủng cần phải chú ý khi sử dụng loại dược liệu này.
Như vậy bạn đã biết được uống cam thảo có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng. Chúc bạn thưởng thức thức uống này thật ngon nhé!
Nhận xét
Đăng nhận xét